Dân cư Đông_Ấn_Hà_Lan

Các thành viên Volksraad vào năm 1918: D. Birnie (người Hà Lan), Kan Hok Hoei (người Hoa), R. Sastro Widjono và M.N. Dwidjo Sewojo (người Java).Bữa tiệc 'Selamatan' tại Buitenzorg, một bữa tiệc thông thường trong cộng đồng người Hồi giáo.

Năm 1898, dân số Java là khoảng 28 triệu người, các đảo bên ngoài khác của Đông Ấn có tổng cộng khoảng 7 triệu dân.[31] Nửa đầu thế kỷ 20 đã chứng kiến hoạt động nhập cư quy mô lớn của người Hà Lan và những người châu Âu khác đến thuộc địa, họ làm việc cho chính quyền hoặc khu vực tư nhân. Năm 1930, có trên 240.000 người có thân phận pháp lý là người Âu tại thuộc địa, chiếm ít hơn 0,5% tổng dân số.[32] Gần 75% số "người Âu" này trên thực tế là người lai Âu-Á.[33]

Điều tra năm 1930 tại Đông Ấn Hà Lan[34]
HạngNhómSố lượngTỉ lệ
1Dân đảo bản địa59.138.06797,4%
2Người Hoa1.233.2142,0%
3Người châu Âu240.4170,4%
4Người ngoại quốc phương Đông khác115.5350,2%
Tổng60.727.233100%

Khi người Hà Lan cai quản, họ đã loại bỏ chế độ nô lệ cùng các tập tục như thiêu quả phụ, săn đầu người, ăn thịt người, hải tặc, và các cuộc chiến tranh giết hại lẫn nhau.[18] Đường sắt, tàu hơi nước, dịch vụ bưu chính và điện báo, cùng các cơ quan chính quyền khác đã phục vụ cho việc đem đến một sự đồng đều mới trên khắp thuộc địa. Di cư bên trong quần đảo, đặc biệt là người Hoa, người Batak, người Java, và người Bugis tăng lên đáng kể.[35]

Thực dân Hà Lan đã lập ra một tầng lớp trên có đặc quyền đặc lợi bao gồm các binh lính, nhà quản lý, giáo viên và người thám hiểm. Họ sống cùng với "người bản địa", song ở phía trên cùng của một hệ thống xã hội và chủng tộc cứng nhắc.[36][37] Đông Ấn Hà Lan có hai tầng lớp công dân hợp pháp; người Âu và dân bản địa. Một tầng lớp thứ ba, những người nước ngoài phương Đông, được bổ sung từ năm 1920.[38]

Năm 1901, chính quyền Hà Lan đã thông qua điều mà họ gọi là Chính sách Đạo đức, theo đó chính quyền thực dân có một bổn phận để tiếp tục chăm lo sức khỏe và giáo dục cho người dân Indonesia. Các biện pháp khác theo chính sách mới này bao gồm các chương trình thủy lợi, di cư, thông tin liên lạc, giảm thiểu lũ lụt, công nghiệp hóa, và bảo vệ ngành công nghiệp bản địa.[11] Công nghiệp hóa đã có không ảnh hưởng đáng kể đến phần lớn người dân Indonesia, và Indonesia vẫn duy trì là một thuộc địa nông nghiệp; năm 1930, có 17 thành phố với dân cư trên 50.000 và dân số tổng cộng của chúng là 1,87 triệu người trên tổng số 60 triệu dân.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đông_Ấn_Hà_Lan http://www.houseofdavid.ca/frnlus.htm http://www.amazon.com/The-Corporation-that-Changed... http://books.google.com/books/about/Fugitive_dream... http://www.thejakartaglobe.com/opinion/indonesias-... http://nbn-resolving.de/urn:nbn:de:0159-2011020113... http://muse.jhu.edu/ http://muse.jhu.edu/login?uri=/journals/comparativ... http://books.google.co.id/books?id=LnevC1FYdnEC&pg... http://www.indonesianhistory.info/pages/chapter-4.... http://ir.lib.hiroshima-u.ac.jp/metadb/up/kiyo/AA1...